0935.059.555

Ngành thép 2020: Qua cuộc chiến giành thị phần, doanh nghiệp lớn có cơ hội bứt phá

Tiêu thụ thép giảm tốc, xuất khẩu khó khăn

Tiếp nối những biến động từ 2018, thị trường ngành thép 2019 bước vào giai đoạn bất ổn và sàng lọc. Giá thép nguyên liệu vẫn biến động khó lường, xuất khẩu thép gặp khó do căng thẳng thương mại và sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, thị trường nội địa gặp cạnh tranh khốc liệt, thị trường bất động sản và xây dựng hạ nhiệt.

Do vậy, sản xuất và tiêu thụ thép thành phẩm 2019 vẫn tăng nhưng tốc độ tăng đã giảm nhiều so với năm trước. Theo số liệu từ Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), lũy kế 11 tháng năm 2019, sản xuất thép tăng 4,1% và bán hàng tăng 6,3% trong khi năm 2018 ghi nhận tăng lần lượt 16,2% và 23,6%. Trong đó, xuất khẩu thép ghi nhận 4,2 triệu tấn, giảm 2,6% cùng kỳ.

thanh-pham-thep2019-4957-1579236609.png
ban-hang-thep-2029-9113-1579236609.png

Nguồn: VSA

Bước sang năm 2020, SSI Research cho rằng sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm khó phục hồi mạnh mẽ, ước tăng 5-7% so 2019. Nguyên nhân là do sự trì trệ ở thị trường bất động sản cùng với đầu tư công chậm. Mặt khác, nhu cầu thép ở Trung Quốc trong năm 2020 ước tăng 1%, dẫn đến tổng mức tăng nhu cầu thép thế giới ước đạt 1,7%, giảm từ 3,9% trong năm 2019. Điếm sáng là việc gia tăng giải ngân nguồn vốn FDI có thể là yếu tố hỗ trợ cho nhu cầu thép.

Ngược lại, tổng công suất thép xây dựng năm 2020 ước tính tăng 15%, đến từ khu liên hợp thép Dung Quất của HPG và nhà máy VAS Nghi Sơn với công suất lần lượt là 2 triệu tấn và 500 nghìn tấn.

Áp lực giảm giá bán không lớn, doanh nghiệp lớn có cơ hội tăng tốc

Hai năm qua, các doanh nghiệp ngành thép đã trải qua cuộc chiến tranh giành thị phần gay gắt, cuộc đua giảm giá bán khiến nhiều đơn vị phải ghi nhận lợi nhuận suy giảm đáng kể, thậm chí thua lỗ dù doanh thu vẫn tăng.

Năm 2020, tổng cầu được dự báo tăng yếu nhưng công suất tăng mạnh khiến cho cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn. Tuy nhiên, SSI Research đánh giá áp lực giảm giá thép không quá lớn do tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay, khấu hao và thuế (EBITDA) của nhiều nhà sản xuất gần bằng 0. Các công ty nhỏ hơn và không hiệu quả có thể chọn cắt giảm sản lượng sản xuất khi doanh thu không thể bù đắp được chi phí. Các công ty lớn có thể tận dụng cơ hội này để tăng tốc chiếm lĩnh thị phần nhờ các lợi thế đang có về chi phí sản xuất, vận chuyển và hệ thống phân phối.

Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) là đơn vị dẫn đầu trong mảng thép xây dựng, thị phần tăng dần từ 14% năm 2012 lên 26% trong 11 tháng 2019. Doanh nghiệp  đã sản xuất và cung cấp gần 2,78 triệu tấn thép xây dựng, tăng 16,8% so với cùng kỳ, cao hơn nhiều so với mức tăng chung toàn ngành. Kế hoạch năm 2020, Hòa Phát đặt mục tiêu đạt sản lượng 3,5 – 3,6 triệu tấn thép xây dựng, trong đó đạt mốc 1 triệu tấn thép tại phía Nam; lần lượt tăng khoảng 28% và 100% so năm 2019.

Tốc độ tăng sản lượng của Hòa Phát có sự đóng góp đáng kể từ dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Đơn vị cho biết dự án đến nay đã cơ bản hoàn thành, đang trong giai đoạn vận hành thử nghiệm giai đoạn 1 và đẩy mạnh tiến độ xây dựng giai đoạn 2. Dự kiến toàn bộ hai giai đoạn sẽ đi vào hoạt động đồng bộ từ cuối quý II/2020.

Trong khi đó, những doanh nghiệp thép khác không kỳ vọng sản lượng sẽ tăng trong năm 2020. Cụ thể, Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) đề ra kế hoạch sản lượng tiêu thụ cho năm 2020 là 1,5 triệu tấn, tương đương năm trước; Công ty đầu tư thương mại SMC (HoSE: SMC) là 1,25 triệu tấn thép, giảm 5%.

Tính đến hết tháng 10/2019, Hoa Sen đang giữ vị trí đứng đầu mảng tôn mạ với thị phần 30,6%, nhưng tỷ lệ này đã giảm từ mức 34% năm 2017. Đồng thời, đơn vị cũng đứng thứ 2 về ống thép (sau Hòa Phát) với thị phần 15,5% giảm từ mức 17,6% cách đây 2 năm.

Kỳ vọng giá đầu vào giảm giúp biên lợi nhuận cải thiện

Giá thép cán nóng (HRC) năm 2019 đã hạ nhiệt so với năm trước (có thời điểm lên 620 USD/tấn) giúp biên lợi nhuận ngành thép phục hồi. Dù diễn biến giá HRC vẫn rất khó lường nhưng Hoa Sen kỳ vọng năm 2020 sẽ dao động trong khoảng 500-520 USD/tấn. Theo đó, tuy chỉ tiêu sản lượng và doanh thu thuần đơn vị gần như không tăng nhưng lợi nhuận sau thuế ước tăng 11%, đạt 400 tỷ đồng.

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên niên độ 2019-2020, ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch Hoa Sen cho biết thời gian tới, tập đoàn thay đổi chiến lược về giá, không chạy đua giảm giá tăng thị phần mà giữ giá để đảm bảo lợi nhuận nhờ vào hệ thống phân phối, chất lượng cùng thương hiệu.

gia-nguyen-lieu-3079-1579236609.png

Nguồn: VSA

Xem thêm :

Tương tự, tuy sản lượng 2020 ước giảm nhưng SMC đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 2020 đạt 120 tỷ đồng, tăng 14,3% so với năm 2019.

SSI Research ước tính doanh thu 2020 của Hòa Phát có thể đạt 72.000 tỷ đồng, tăng 15% và lợi nhuận 9.700 tỷ đồng, tăng 24,7% năm trước. Lợi nhuận Hòa Phát phục hồi nhờ giá quặng sắt giảm khi các mỏ của Vale dần hoạt động trở lại.

“Giá quặng sắt tăng đáng kể hơn 70% so với mức cuối năm 2018, lên đỉnh điểm hơn 120 USD/tấn trong tháng 7 do sự cố vỡ đập ở mỏ Vale ở Brazil. Tuy nhiên, vì Vale dự kiến sẽ khôi phục 70% công suất bị mất trong năm 2019-2020, giá quặng sắt dự kiến sẽ giảm còn khoảng 70-80 USD/tấn trong năm 2020”, theo báo cáo SSI Research.

Theo KBSV Research, khi dự án Dung Quất đi vào vận hành trơn tru, Hòa Phát sẽ tự chủ được nguyên liệu HRC cho các nhà máy, nhu cầu nội bộ khoảng 1 triệu tấn và 1 triệu tấn còn lại bán ra bên ngoài. Khi sản phẩm HRC của dự án Dung Quất – Hòa Phát ra đời, cộng với nguồn cung của Formosa thì nguồn HRC tự chủ được trong nước sẽ đáp ứng được 70% nhu cầu nội địa. HRC của Hòa Phát có lợi thế so với Formosa do suất đầu tư thấp hơn.

BÁO GIÁ THÉP XÂY DỰNG .NET

Liên hệ