Giá thép xây dựng ngày 4/4/2020 tăng theo giá quặng sắt sau thông tin tồn trữ các sản phẩm thép ở Trung Quốc giảm khi kinh tế nước này hồi phục dần sau dịch bệnh.
Xem thêm :
- Báo giá sắt thép hôm nay
- Giá sắt Việt Nhật hôm nay
- Giá thép VAS Việt Mỹ mới nhất
- Nhà sản xuất kẽm buộc 1 ly và đinh 5 phân tại Đà Nẵng
Giá thép xây dựng tăng
Giá thép thanh giao tháng 5 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 38 nhân dân tệ lên 3.358 nhân dân tệ/tấn vào lúc 9h30, ngày 4/4, giờ Việt Nam.
Hợp đồng thép giao sau tại Trung Quốc tăng trong phiên giao dịch thứ Năm (2/4) sau khi giảm hơn 3% trước đó do lo ngại nhu cầu bị tác động bởi đại dịch virus corona.
Hợp đồng thép cuộn cán nóng tăng 0,4% lên 3.220 nhân dân tệ/tấn (tương đương 453,63 USD/tấn), xóa bỏ mức giảm trước đó nhưng vẫn đánh dấu mức giá đóng cửa phiên thấp nhất kể từ ngày 12/11, theo Business Recorder.
Hợp đồng thép thanh xây dựng giao tháng 5 tăng 0,2% lên 3.377 nhân dân tệ/tấn. Giá thép không gỉ giao tháng 6 giảm 0,3% xuống 11.955 nhân dân tệ/tấn.
Giá quặng sắt giao sau trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên cũng phục hồi sau khi giảm 3% trước đó, kết thúc phiên tăng 0,9% lên 647 nhân dân tệ/tấn.
Giá thép đã giảm sau khi giá nguyên liệu thô giảm. Tang Binghua, chuyên gia nhà phân tích của CIFCO Futures, cho biết sự sụt giảm trong đầu phiên là do nhu cầu chậm chạp và việc điều chỉnh thị trường.
Giá quặng sắt hàm lượng sắt 62% giảm 1 USD xuống còn 83,5 USD/tấn vào thứ Tư (1/4).
Giá các nguyên liệu sản xuất thép khác giao dịch trái chiều, với giá than mỡ giảm 0,9% xuống 1.233 nhân dân tệ/tấn trong khi giá than cốc tăng 0,2% lên 1.750 nhân dân tệ/tấn.
Trung Quốc đang xem xét việc tạm thời nới lỏng hạn ngạch để thúc đẩy sản xuất ô tô điện để giúp các nhà sản xuất ô tô bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch virus corona ngằm vực dậy doanh số sụt giảm.
Công ty khai thác mỏ Vale SA, Brazil ngày 1/4 cho biết họ đang thử nghiệm các giải pháp thay thế ngắn hạn đối với các đập chất thải, nếu khả thi sẽ cho phép tăng công suất của mỏ Brucutu lên 80% từ mức 40% hiện nay.
Doanh số bán xe hạng nhẹ tại Mỹ giảm gần 27% trong tháng 3 so với tháng trước đó, theo dữ liệu được công bố bởi một nhóm nghiên cứu ô tô.
Sản xuất và tiêu thụ sắt thép 2 tháng đầu năm 2020
Trước tình hình khó khăn chung của các ngành kinh tế trong bối cảnh dịch coronavirus Covid-19, ngành thép tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn.
Sản xuất và bán hàng thép trong nước 2 tháng đầu năm 2020 lần lượt sụt giảm 5,3% và 17,8% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên loại trừ tăng trưởng của thép cuộn cán nóng (HRC) thì sản xuất ngang mức 2019 trong khi tiêu thụ giảm 18%.
Tháng 2/2020, sản xuất thép các loại đạt hơn 1.961.057 tấn, tăng 18,81% so với tháng trước và tăng 17,1% so với cùng kỳ 2019. Tiêu thụ thép các loại đạt 1.608.229 tấn, tăng 17,86% so với tháng 1/2020, nhưng giảm 2,5% so với cùng kỳ 2019; Trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt 345.705 tấn, tăng 21,9% so với tháng trước, nhưng giảm 17% so với cùng kỳ tháng 2/2019.
Tính chung 2 tháng/ 2020, sản xuất thép các loại đạt hơn 3.611.580 tấn, giảm 5,3% so với cùng kỳ 2019; tiêu thụ đạt 2.972.710 tấn, giảm 17,8% so với cùng kỳ 2019.
2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu sắt thép giảm 4,7% về lượng và giảm 16,1% về kim ngạch và giảm 12% về giá so với cùng kỳ năm 2019, đạt 1,17 triệu tấn, tương đương 648,81 triệu USD, giá 554,1 USD/tấn.
Sắt thép của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Campuchia đạt 230.515 tấn, tương đương 124,43 triệu USD, Xuất khẩu sang Trung Quốc 210.654 tấn, tương đương 87,37 triệu USD, giá 414,7 USD/tấn, tăng rất mạnh gấp 25,5 lần về lượng và tăng gấp 18,2 lần về kim ngạch, nhưng giảm 28,8% về giá. Xuất khẩu sang Indonesia đạt 127.466 tấn, tương đương 75,37 triệu USD, giá 591,3 USD/tấn, giảm 20,5% về lượng và giảm 28,9% về kim ngạch, giảm 10,6% về giá.
Trong khi xuất khẩu sắt thép cả nước nói chung chỉ tăng nhẹ, thì tại thị trường Trung Quốc có mức tăng đột biến. Trong 15 ngày đầu tháng 3, cả nước xuất khẩu 297.018 tấn sắt thép, tổng kim ngạch hơn 165 triệu USD. Qua đó, nâng tổng kết quả từ đầu năm lên gần 1,5 triệu tấn, kim ngạch hơn 815 triệu USD, tăng 3,8% về sản lượng, nhưng kim ngạch giảm gần 10% so với cùng kỳ năm 2019.
Xét theo thị trường, Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhóm hàng sắt thép, nhưng sản lượng ở thị trường này bị giảm mạnh tới 20,5% so với cùng kỳ 2019.
Nhưng thị trường Trung Quốc có sự tăng trưởng đột biến. Hết tháng 2, sản lượng sắt thép xuất khẩu sang Trung Quốc đạt gần 211 nghìn tấn, tăng 26 lần so với cùng kỳ năm năm ngoái.