0935.059.555

Ngành thép chật vật vì dư cung quá lớn

Ngành thép toàn cầu đang gặp phải một vấn đề nghiêm trọng khi quy mô ngành ngày càng phình to.

Thép xây dựng | Thông tin thị trường sắt thép xây dựng trong và ngoài nước
Thép xây dựng | Thông tin thị trường sắt thép xây dựng trong và ngoài nước

Mục lục

Ngành thép thế giới khốn đốn vì dư cung quá lớn

Trên khắp thế giới, các nhà máy luyện thép “mọc lên như nấm” và đây rõ ràng là một mối đe dọa đối với “sức khỏe” của ngành thép, một số lãnh đạo trong ngành nhận định. Mặc dù Trung Quốc vẫn đang rất nỗ lực co hẹp quy mô ngành thép và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ cũng có nhưng biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu thép nhưng có vẻ như tâm lý lo ngại vẫn chưa dịu bớt.

“Vấn đề dư thừa năng suất trong ngành thép đang rất nghiêm trọng. Nó dẫn tới tình trạng xuất khẩu thép tăng mạnh, mà trong một số trường hợp xuất hiện hành vi trợ cấp và bán phá giá tại các quốc gia khác,” Giám đốc điều hành John Ferriola của Tập đoàn Nucor (Mỹ) cho hay.

Trong nhiều năm trở lại đây, dư thừa năng suất luôn là vấn đề đau đầu của ngành thép thế giới. Khi dây chuyền sản xuất dần lạc hậu, cũ kỹ, các nhà máy phải sử dụng nguyên liệu thô kém hiệu quả hơn đồng thời giảm giá thành sản phẩm để giành được nhiều hợp đồng hơn, cũng như có đủ tài chính để trang trải các chi phí vận hành cố định. Tuy nhiên, cũng vì vậy mà hiện nay có nhiều cáo buộc về hành vi thương mại không công bằng, nhiều quốc gia theo đó đã dựng lên hàng rào bảo hộ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất nội địa.

nganh thep chat vat vi du cung qua lon

Hai năm trước, giá thép từng lao dốc vì nguồn cung trên thị trường thế giới tăng mạnh, đặc biệt là lượng thép từ Trung Quốc. Kết quả là, doanh thu của nhiều công ty, như ArcelorMittal, Posco (Hàn Quốc) và US Steel, giảm mạnh, nhiều người theo đó mất việc làm; đồng thời cũng dấy lên câu hỏi về tương lai của ngành thép tại một số quốc gia phát triển.

Để đối phó với tình trạng này, các cơ quan chức trách Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) buộc phải áp thuế nhập khẩu đối với những sản phẩm thép được trợ cấp hoặc bị bán phá giá có xuất xứ từ nhiều quốc gia.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã mở cuộc điều tra theo Mục 232 xoay quanh vấn đề an ninh quốc gia đối với sản phẩm thép nhập khẩu. Mỹ được cho là sẽ tăng mạnh thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thép trong mùa hè vừa qua nhưng kết quả điều tra lại bị hoãn công bố.

Đến nay, tình hình thị trường đã cải thiện hơn và lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng đã phục hồi. Tuy nhiên, lãnh đạo của các doanh nghiệp sản xuất thép hàng đầu vẫn lo ngại về tình trạng dư thừa năng suất.

“Bán phá giá là mối đe dọa trực tiếp và duy nhất đối với cả ngành thép châu Âu. Về dài hạn thì việc dư thừa năng suất sản xuất thép trên thị trường thế giới chẳng giúp ích cho ai cả,” ông Geert van Poelvoorde, Chủ tịch Hiệp hội Eurofer nói.

Trung Quốc là nguyên nhân?

Là quốc gia sản xuất tới một nửa sản lượng thép toàn cầu, Trung Quốc vẫn luôn là mục tiêu chỉ trích khi nhắc tới tình trạng dư thừa năng suất thép. Chính phủ cũng như các công ty ở phương Tây đều cáo buộc rằng, Trung Quốc đã “phá luật” để trợ cấp cho những nhà máy làm ăn thua lỗ bán sản phẩm thép ra nước ngoài với mức giá thấp. Trên thực tế, rất nhiều nhà máy sản xuất thép ở Trung Quốc đang thuộc sở hữu của chính phủ.

nganh thep chat vat vi du cung qua lon

Trong giai đoạn năm 2008 – 2015, xuất khẩu thép của Trung Quốc đã gấp hơn 2 lần lên 112 triệu tấn, cao hơn cả tổng tiêu thụ của Mỹ. Hiện tại, xuất khẩu thép của nước này đang có xu hướng giảm dần.

Năm 2016, sản lượng thép toàn cầu đạt khoảng 1,67 tỷ tấn, và dư thừa tới hơn 737 triệu tấn, theo ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Theo dự đoán của OECD, dư thừa nguồn cung thép toàn cầu sẽ giảm xuống dưới 700 triệu tấn trong năm nay, nhờ nhu cầu tiêu thụ tăng trong khi Trung Quốc lại thực hiện chính sách giảm năng suất sản xuất trong ngành công nghiệp.

Trung Quốc được cho là đã đi được hơn 2/3 chặng đường trong chiến dịch đóng cửa hoàn toàn các nhà máy có công suất 150 triệu tấn thép/năm. Ngoài ra, Trung Quốc cũng chủ trương “xóa sổ” các nhà máy nhỏ và kém cạnh tranh. Thương vụ sáp nhập giữa Tập đoàn Baosteel và công ty Wuhan Iron and Steel trong năm 2016 là một ví dụ điển hình cho thành công của chính phủ Trung Quốc.

Kết quả là, xuất khẩu thép của Trung Quốc bắt đầu giảm dần. Tuy nhiên, thế giới đang kêu gọi nước này giảm mạnh sản xuất hơn nữa.

nganh thep chat vat vi du cung qua lon

Ông van Poelvoorde cho hay, nguồn cung thép đã giảm nhẹ nhưng ngành thép vẫn còn một chặng đường dài để đi. “Hơn một nửa số thép bị dư thừa là từ Trung Quốc mà ra,” ông nói.

Một số nước lên kế hoạch tăng sản lượng thép

Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại rằng, nỗ lực giảm nguồn cung của Trung Quốc có thể vô ích nếu các khu vực khác lại tăng cường sản xuất.

Ví dụ, chính phủ Ấn Độ vừa kế hoạch tăng hơn hai lần sản lượng thép lên 300 triệu tấn/năm đến năm 2030. Iran cũng cho biết sẽ tăng xuất khẩu thép lên 20 – 25 triệu tấn thép đến giữa thập niên tới khi lệnh trừng phạt bị gỡ bỏ.

“Nếu so sánh nhu cầu tiêu thụ thành phẩm thép vào năm 2035 (con số ước tính) với mức công suất hiện tại, chúng ta có thể nhận thấy rằng, mức công suất sản xuất hiện nay đủ để tạo ra lượng thép đáp ứng nhu cầu sử dụng cho 20 năm tới,” ông Edwin Basson, Tổng giám đốc của Hiệp hội Thép Thế giới cho hay.

Tuy nhiên, ông TV Narendran, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Tata Steel lại rất ủng hộ kế hoạch của chính phủ Ấn Độ bởi nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng mới của nước này sẽ tăng mạnh trong những năm tới. “Tôi tin là nhu cầu tiêu thụ thép thành phẩm của Ấn Độ sẽ không vượt quá tăng trưởng năng suất trong trung hạn và dài hạn.”

Vũ Thắng

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

Liên hệ